Tin tức

Máy in hiệu Brother của nước nào? Có tốt không? Lịch sử hãng Brother

3415
Brother là một trong những thương hiệu sản xuất máy in của Nhật Bản được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là các văn phòng, công ty và cửa hàng in ấn. Vậy máy in Brother của nước nào? Sử dụng có tốt không?
Sản phẩm có thể bạn quan tâm

Lịch sử hãng Brother

Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ, Brother phát triển từ một doanh nghiệp khởi đầu rất khiêm tốn cho đến khi thành một tổ chức đa quốc gia. Trong khi những hoạt động kinh doanh và kỹ thuật luôn vượt thời gian, thì nền tảng của sự lãnh đạo mạnh mẽ và sự đổi mới sản phẩm cũng phát triển liên tục, điều đó thể hiện qua lịch sử phát triển của Brother và vẫn tiếp tục duy trì vị trí quan trọng từ năm 1908 cho đến nay.

Năm 1908 - Kanekichi Yasui đã thành lập Yasui Sewing Machine Co.
Yasui Sewing Machine Co. là công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa và phụ tùng máy may được thành lập năm 1908 bởi Kanekichi Yasui, phụ thân của các nhà sáng lập nên Brother Industries, Ltd.

Năm 1925 - Masayoshi Yasui thừa kế và đổi tên công ty thành Yasui Brothers' Sewing Machine Co.
Masayoshi là anh cả trong số mười người con, bắt đầu giúp cha từ lúc mới 9 tuổi và 17 tuổi đã bắt đầu làm việc như một thợ học việc ở Osaka. Trong bối cảnh thị trường máy may tại thời điểm đó chịu sự thống trị của các sản phẩm nhập khẩu, Masayoshi đã đặt ra cho mình một mục tiêu đầy tham vọng là chuyển dịch nền công nghiệp từ chỗ dựa vào nhập khẩu sang nền công nghiệp dựa vào xuất khẩu thông qua phát triển sản xuất nội địa. 

Năm 1928 - Sản phẩm Brother đầu tiên được sản xuất
Trong nỗ lực nhằm sản xuất những chiếc máy may tại Nhật Bản, anh em nhà Yasui đã phát triển chiếc máy may mũi móc xích để sản xuất mũ rơm. Chiếc máy may này đã trở nên được ưa chuộng nhờ độ bền bỉ, cao hơn nhiều so với các máy may được làm ở Đức tại thời điểm đó.

Năm 1932 - Brother bắt đầu sản xuất hàng loạt các loại máy may gia đình
Jitsuichi Yasui, em trai của ngài Masayoshi và cũng là đồng sáng lập viên của Brother, đã phát triển thành công những chiếc con thoi móc (chao), một cấu kiện chính của máy may. Anh em nhà Yasui đã giới thiệu thành công chiếc máy may gia đình đầu tiên, được làm hoàn toàn tại Nhật Bản.

Năm 1934 - Công ty Sewing Machine Co. của Brother được tổ chức lại thành Nippon Sewing Machine Manufacturing Co.
Là bước đi tiếp theo trong chiến lược chuyển sang nền sản xuất hàng loạt, công ty đã đóng cửa Yasui Brothers Sewing Machine Shop vào ngày 15 tháng 1 năm 1934. Điều này mở màn cho việc hợp nhất công ty dưới tên Nippon Sewing Machine Manufacturing Co. Công ty này sau đó bắt đầu sản xuất các loại máy may công nghiệp vào năm 1936.

Năm 1941 - Brother Sales, Ltd. ra đời với vai trò là một công ty bán hàng phục vụ thị trường Nhật Bản
Để phát triển một mạng lưới bán hàng rộng lớn hơn tại Nhật Bản và tăng thị phần của mình, Brother Sales, Ltd. đã được thành lập.

Năm 1947 - Brother bắt đầu xuất khẩu máy may gia đình
Theo yêu cầu của chính phủ Nhật Bản, Brother đã xuất khẩu 200 máy may sang Thượng Hải. Đây là bước đi đầu tiên của Brother trong chiến lược phát triển nền công nghiệp máy may từ chỗ dựa vào nhập khẩu sang nền công nghiệp dựa vào xuất khẩu, và cũng là tham vọng của Brother từ buổi đầu thành lập.

Năm 1958 - Đa dạng hóa và toàn cầu hóa
Dựa trên nền tảng công nghệ mà công ty đã phát triển thông qua quá trình sản xuất máy may, Brother bắt đầu đa dạng hóa sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Các lĩnh vực này bao gồm máy dệt kim, thiết bị điện gia đình và các lĩnh vực điện tử khác. Năm 1954, trong nỗ lực tăng cường xuất khẩu, Brother International Corporation đã được thành lập. Với việc thành lập một cơ sở bán hàng ở New York vào năm 1954 và một cơ sở sản xuất ở Ireland vào năm 1958, Brother đã chủ động đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa doanh nghiệp sớm hơn các công ty khác của Nhật Bản một bước. 

Năm 1964 - Tạo dựng uy tín cho thương hiệu Brother
Từ giữa năm 1961 đến năm 1964 là giai đoạn mà Brother từng bước tạo dựng và củng cố uy tín cho thương hiệu của mình. Năm 1961, tòa nhà trụ sở chính ở Nhật Bản được hoàn thành. Năm 1962, chúng tôi đổi tên công ty từ Nippon Sewing Machine Manufacturing Co. thành Brother Industries, Ltd. Tại Thế Vận Hội Tokyo 1964, Brother cung cấp 300 máy đánh chữ cho các ký giả đến từ nước ngoài, góp phần rất lớn vào việc nâng cao sự công nhận trên phạm vi toàn cầu đối với thương hiệu Brother. Đây cũng là giai đoạn Brother Industries được niêm yết trên các thị trường chứng khoán Tokyo, Osaka và Nagoya. Đồng thời, Brother cũng bắt đầu lấn sân sang các lĩnh vực máy công nghiệp và máy công cụ.

Năm 1971 - Ra mắt máy in ma trận điểm tốc độ cao đầu tiên trên thế giới
Năm 1971, Brother phát triển thành công loại máy in ma trận điểm tốc độ cao đầu tiên trên thế giới, một sản phẩm được xem như là khởi đầu cho công nghệ in ngày nay. Nhờ tốc độ in cao ấn tượng, chiếc máy in ma trận điểm này đã giúp cho tên tuổi của Brother được chào đón ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản và thế giới.
Brother làm ra những chiếc máy đánh chữ xử lý được hơn 20 ngôn ngữ và xuất khẩu chúng sang 110 quốc gia, biến máy đánh chữ trở thành sản phẩm lá cờ đầu của công ty bên cạnh sản phẩm máy may.

Năm 1980 -  Những tiến bộ nhanh chóng trong kinh doanh và công nghệ
Brother phát triển một loại máy đánh chữ điện tử (EM-1) dùng cho văn phòng có tính năng in bằng đầu in hình hoa cúc sử dụng động cơ xung tuyến tính, và sản phẩm này đã nhanh chóng gây được tiếng vang lớn. Sau thành công này, Brother tung ra một sản phẩm “hệ thống in nhãn” độc nhất vô nhị, dựa trên các công nghệ truyền nhiệt được phát triển thông qua quá trình sản xuất các máy in cá nhân điện tử và các bộ xử lý từ của Nhật.

Năm 1987 - Brother bắt đầu sản xuất máy fax, giúp củng cố hơn nữa vị thế của công ty trong lĩnh vực thiết bị thông tin và truyền thông.
Dưới đây là những mốc lịch sử quan trọng của doanh nghiệp:
Cung cấp 3.000 máy đánh chữ tại Thế Vận Hội Los Angeles với tư cách là nhà cung cấp chính thức
Trở thành nhà bảo trợ TOP (The Olympic Partner - Đối tác Thế Vận Hội) cho Thế Vận Hội Mùa Đông ở Calgary, đến năm 1992  
Bắt đầu sản xuất phụ tùng máy công nghiệp

Năm 1992 - Đi tiên phong trong lĩnh vực Trung tâm Đa Chức năng và tham gia vào lĩnh vực karaoke trực tuyến
Brother giới thiệu loại máy fax "FAX-600" đời mới ở thị trường Mỹ và nhanh chóng trở thành một đòn quyết định, đưa Brother tiến thẳng vào kỷ nguyên mạng và nội dung. Song song với việc tận dụng lợi thế của công nghệ và hạ tầng phân phối nội dung như nguồn sức mạnh nội tại, Brother còn thành lập Xing Inc. để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh karaoke trực tuyến. Với việc thử sức ở lĩnh vực kinh doanh karaoke trực tuyến, Brother đã mở rộng mảng kinh doanh mạng và nội dung của mình bằng cách đưa ra các giải pháp như dịch vụ nội dung và các hệ thống phân phối nội dung thế hệ tiếp theo.

Năm 1995 - Ra mắt Trung tâm Đa Chức năng (MFC) laser đầu tiên
Brother cho ra mắt Trung tâm Đa Chức năng (MFC) laser số đầu tiên, tích hợp các chức năng in, fax và sao chép trong một thiết bị duy nhất. Cỗ máy tích hợp đời mới này đã giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của mảng kinh doanh in của Brother. Sau sự kiện cho ra mắt thành công thiết bị MFC đầu tiên này, Brother giới thiệu Trung tâm Đa Chức năng in phun màu kỹ thuật số. Kết quả của các cải tiến sản phẩm này là sự mở rộng theo cấp lũy thừa của hoạt động kinh doanh thiết bị thông tin và truyền thông của Brother.

Năm 2002 - Kiến lập Tầm nhìn Toàn cầu Global Vision 21 là tầm nhìn doanh nghiệp của Brother
Tầm nhìn Toàn cầu Global Vision 21 được kiến lập năm 2002 như là một bước đệm cho tầm nhìn doanh nghiệp dài hạn của Brother Group. Nó theo đuổi mục tiêu củng cố vị thế của chúng tôi với tư cách là một tổ chức toàn cầu lấy “khách hàng là trên hết” (customer-first) làm phương châm trong mọi hoạt động của chúng tôi.

Các mục tiêu của Global Vision 21 là:
• Trở thành một công ty toàn cầu hàng đầu với khả năng sinh lời cao
• Trở thành một nhà sản xuất đẳng cấp thế giới bằng cách phát triển các công nghệ độc quyền mũi nhọn
• Đưa phương châm’ "Luôn bên bạn" (At your side) của Brother hiện diện khắp mọi nơi trong văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi

Brother đạt tiêu chuẩn TCO - Brother trở thành nhà sản xuất máy in đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuẩn “TCO”, một tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu mà mọi doanh nghiệp đều thèm muốn để đánh giá sự xuất sắc dựa trên các tiêu chí sinh thái, năng lượng, khí thải và công thái học.

Năm 2008 - Đánh dấu 100 năm kinh doanh đầu tiên.
Brother Group (có trụ sở chính ở Nagoya, Nhật Bản), một tập đoàn hàng đầu về thiết bị ngoại vi công nghệ thông tin dành cho gia đình và công nghiệp chú trọng vào phương châm 'Khách Hàng Là Trên Hết' (Customer-First), đã cán mốc năm thứ’ 100 cung cấp các giải pháp công nghệ cải tiến, dịch vụ khách hàng tận tâm và chất lượng sản phẩm vượt trội của công ty.
Cùng năm đó, Brother cho ra mắt Trung tâm Đa Chức năng in màu khổ A3 đầu tiên trên thế giới.

Máy in Brother của nước nào? Có tốt không?

Brother là một thương hiệu đến từ Nhật Bản. Trong một thế kỷ qua đã được mọi người công nhận là một trong những nhãn hiệu có sản phẩm chất lượng, uy tín, đột phá và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Brother là một trong những thương hiệu máy in nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn được khẳng định trên toàn thế giới.

Được thành lập từ năm 1908 tại Nhật Bản, đến nay Brother đã có 17 nhà máy, 52 công ty hoạt động ở 44 quốc gia trong nhiều khu vực khác nhau. Brother hiện nay là nhãn hiệu hàng đầu cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường in ấn, in nhãn và may thêu. Sản phẩm chính bao gồm: máy in, máy fax, máy scan, máy in nhãn, máy may công nghiệp và máy may gia đình,... Vào năm 2000, Brother còn được Anphabe công nhận là 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

Đánh giá máy in Brother 

Máy in Brother có kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản nhưng mạnh mẽ, màu sắc sang trọng và kiểu dáng hiện đại vuông vức, bạn có thể đặt máy ở bất kỳ đâu trong văn phòng mình, giúp văn phòng mình mang phong cách chuyên nghiệp hơn.

Có những dòng máy in được hãng Brother tích hợp tính năng in hai mặt tự động đảo chiều giúp người dùng có những bản in hai mặt một cách thuận tiện mà không cần phải thao tác thủ công. Qua đó cũng giúp tiết kiệm được thời gian và giấy in nhiều hơn.

Máy in Brother có kết nối Wifi, giúp bạn có thể chia sẻ kết nối in không dây trong mạng nội bộ mà không cần lại gần máy in hoặc kết nối USB 2.0 giúp người dùng dễ dàng kết nối với các máy tính hệ điều hành Mac OS, Windows một cách nhanh chóng và tiện lợi hay bạn có thể sử dụng mạng Wifi và dễ dàng in từ điện thoại của mình.

Máy in Brother đáp ứng nhu cầu in ấn hằng ngày của bạn với các dòng máy in có tốc độ in lên đến 30 trang/phút giúp bạn không cần phải chờ đợi quá lâu. Việc này giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho việc khác. Ngoài ra khay có sức chứa lớn, tối đa đến 250 tờ giúp bạn in liên tục mà không cần phải nạp giấy thường xuyên. Khay có dạng hộc kéo kín đáo giúp chống bụi bẩn, côn trùng. Bên cạnh đó, thiết kế hộp mực lớn in được 2.600 trang giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

In văn bản đen trắng với độ phân giải cao, máy in Brother có khả năng phù hợp với nhu cầu in ấn và cho chất lượng hình ảnh tốt, giúp bạn có những bản in đẹp, rõ các chi tiết in nhỏ. Thêm vào đó, tính năng photo với độ phân giải lớn cho những bản sao chất lượng.

Ngoài tính năng chính là in, nhiều dòng máy in còn được Brother trang bị thêm tính năng photo, scan, fax tiện lợi, thực hiện tốt yêu cầu đa dạng của người dùng.

Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật BCA xin chân thành cảm ơn quý khách đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt 10 năm qua.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT BCA
Mã số thuế: 0311089272
TP.HCM: 118 Cộng hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hà Nội: C2- 1216 Vinhomes D.capitale, 224 Trần Duy Hưng, Hà Nội

Tổng đài hỗ trợ khách hàng0987 152 368 
Websitehttps://bcavn.com Emailinfo@bcavn.com
Thời gian làm việc: Từ 8:00 tới 17:00, thứ 7 làm việc buổi sáng, Chủ Nhật nghỉ.

Tin tức liên quan
Cách sử dụng máy in Brother hỗ trợ NFC trên thiết bị di động

Cách sử dụng máy in Brother hỗ trợ NFC trên thiết bị di động

Bạn thường xuyên gặp phải những bất tiện như:

  • Phải đăng nhập vào máy tính chỉ để in một vài tài liệu
  • Bị bối rối bởi quá trình thiết lập phức tạp liên quan đến máy in không dây

Đừng lo lắng, hãy cùng Brother tìm hiểu cách mà bạn có thể in từ thiết bị di động của mình thông qua máy in hỗ trợ NFC, cũng như những lợi ích mà máy in hỗ trợ NFC mang lại.

In NFC là gì?

NFC là giao tiếp trường gần (Near Field Communication), hoạt động bằng cách thiết lập kết nối mạng không dây giữa thiết bị di động và máy in khi chúng ở gần nhau. Đây là một dạng công nghệ không dây tầm ngắn mà hầu hết các điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị hiện đại đều có.

Với công nghệ như vậy, theo đúng nghĩa đen, bạn có thể đi đến máy in, chạm điện thoại vào máy in và ngay lập tức nhận được các bản in của mình.

Công nghệ NFC đã làm cho việc in ấn trở nên thuận tiện đến mức bạn không cần phải đăng nhập vào máy tính bàn hoặc máy tính xách tay chỉ để in tài liệu!

Cách in từ thiết bị di động Android qua tính năng in NFC

Để sử dụng tính năng in NFC, cả máy in và thiết bị di động của bạn phải được trang bị công nghệ Giao tiếp trường gần (NFC). Sau đây là các quy trình cần thiết để kích hoạt NFC trên cả hai thiết bị.

Cách kích hoạt NFC trên thiết bị di động Android:

1. Kiểm tra xem thiết bị di động có hỗ trợ NFC không?

Hầu hết, các điện thoại thông minh và máy tính bảng Android mới nhất đều hỗ trợ NFC. Bạn có thể kiểm tra bằng cách tìm kiếm “NFC” trong cài đặt thiết bị của mình.

(Trong khi đó, các thiết bị iOS như iPhone lại khó hỗ trợ in bằng công nghệ NFC)

2. Kích hoạt NFC trên thiết bị di động

Để kích hoạt NFC trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, hãy làm theo các bước sau:

  1. Trên thiết bị Android, nhấn vào “Cài đặt” (Settings)
  2. Chọn “Thiết bị được kết nối” (Connected devices)
  3. Chọn “Tùy chọn kết nối” (Connection preferences)
  4. Bạn sẽ thấy các tùy chọn “NFC” và “Android Beam”
  5. Bật cả hai tuỳ chọn này

Cách sử dụng máy in hỗ trợ NFC

1. Kiểm tra xem máy in của bạn có hỗ trợ NFC không?

Hầu hết các máy in sẽ có biểu tượng NFC trên máy in — đây cũng sẽ là nơi để đặt các thiết bị nhằm thiết lập kết nối.

2. Bật NFC trên máy in Brother

Để bật tính năng NFC trên máy in Brother, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

  1. Chọn Cài đặt (Settings)
  2. Chọn “Tất cả cài đặt” (All Settings)
  3. Chọn “Mạng” (Network)
  4. Chọn “NFC”
  5. Chọn “BẬT” (ON)
  6. Chọn Home (biểu tượng ngôi nhà)

3. Cài đặt và sử dụng ứng dụng Brother iPrint & Scan để chọn lệnh in

Để in qua NFC trên máy in Brother, bạn cần cài đặt Ứng dụng Brother iPrint & Scan trên thiết bị di động của mình.

Nếu bạn đang in ảnh hoặc tài liệu, hãy đảm bảo rằng thẻ nhớ chứa hình ảnh hoặc tài liệu đã được lắp vào thiết bị di động.

Hãy làm theo các bước sau:

  1. Mở trình khởi chạy trên thiết bị di động
  2. Nhấn vào biểu tượng Brother iPrint & Scan (đọc và chấp nhận các điều khoản của thỏa thuận cấp phép)
  3. Chọn tài liệu sẽ in
  4. Thiết lập kết nối NFC và in

Khi màn hình “Xem trước” được hiển thị, hãy giữ thiết bị di động của bạn dựa vào biểu tượng NFC trên máy in Brother, hãy đảm bảo rằng bạn để hai thiết bị thẳng hàng.

Sau khi thiết bị di động được kết nối, bạn sẽ nghe thấy âm thanh và màn hình sẽ hiển thị “Chạm để truyền” (“Touch to beam”)

Chỉ cần chạm vào màn di động của bạn để tiếp tục in, trong khi đó vẫn giữ thiết bị gần máy in. Như vậy, bạn đã hoàn tất lệnh in trực tiếp từ thiết bị di động đến máy in NFC của mình!

Lợi ích của in NFC

In NFC đã trở thành một phương thức in phổ biến vì sự tiện lợi của nó, không chỉ giúp kết nối nhanh chóng và liền mạch mà còn hỗ trợ tối ưu hóa năng suất kinh doanh.

Máy in hỗ trợ NFC của Brother

Tìm kiếm máy in hỗ trợ NFC tốt nhất cho gia đình hoặc văn phòng công ty của bạn? Hãy tham khảo một số máy in tốt nhất của Brother có tính năng NFC!

Máy in phun:

  • MFC-J3930DW

Máy in laser

Cho Gia đình:

  • MFC-L2750DW
  • MFC-L3770CDW
  • HL-L3270CDW

Cho Văn Phòng:

Cách chọn máy in Brother đơn sắc tốt nhất cho nhu cầu in ấn của bạn

Cách chọn máy in Brother đơn sắc tốt nhất cho nhu cầu in ấn của bạn

Bạn gặp khó khăn khi lựa chọn Máy in Brother đen trắng tốt nhất? Bạn băn khoăn liệu việc thay thế chiếc máy in màu cũ của mình bằng một máy in đen trắng mới có giúp tiết kiệm chi phí hơn không?

Hãy để mình gợi ý giúp bạn nhé!

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa máy in màu và máy in đen trắng, so sánh về chi phí, số trang in và các yếu tố khác, đồng thời gợi ý cách chọn máy in phun hoặc máy in laser đơn sắc tốt nhất cho nhu cầu in ấn tại nhà của bạn.

SO SÁNH MÁY IN ĐEN TRẮNG VÀ MÁY IN MÀU

Bạn đang sở hữu máy in màu nhưng thực tế nhu cầu in màu lại rất ít, liệu rằng bạn có nên bỏ máy in màu để chuyển sang máy in laser đen trắng không?

Về mặt kỹ thuật, bạn có thể in đen trắng bằng cách thay đổi trong cài đặt in của máy in màu, tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài.

Dưới đây là hai lý do lớn nhất tại sao bạn nên cân nhắc chuyển sang máy in đơn sắc.

CHI PHÍ

Về lâu dài, chi phí in ấn của bạn có thể tăng lên vì một số máy in yêu cầu phải thay toàn bộ hộp mực in màu sau khi một màu nhất định gần hết hoặc hết. Khi đó, bạn sẽ phải trả tiền cho những màu sắc mà bạn thậm chí không sử dụng.

Thậm chí. nếu bạn chỉ cần in đen trắng nhưng vô tình chọn sai cài đặt, máy in của bạn cũng sẽ sử dụng hết các màu khác.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, in ở chế độ màu xám (grayscale) sẽ sử dụng nhiều màu hơn để giúp tạo ra tông màu chuẩn, mượt mà và sắc nét. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng chế độ in xám (grayscale).

Nếu bạn chỉ có nhu cầu in trắng đen, việc mua một máy in đơn sắc sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều (cả chi phí máy lẫn chi phí mực). Máy in đơn sắc thường rẻ hơn máy in màu, mực đen cũng rẻ hơn mực in màu.

SỐ TRANG IN

Máy in đơn sắc có số trang in trên mỗi hộp mực cao hơn máy in màu do chỉ chứa một loại hộp mực (mực đen). Hộp mực cho máy in đơn sắc có dung tích lớn hơn, dẫn đến năng suất trang trên mỗi hộp mực cao hơn.

Thêm vào đó, giá thành hộp mực đen của máy in đơn sắc cũng rẻ hơn, điều này đồng thời khiến bạn giảm đáng kể chi phí trên mỗi trang in.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN MÁY IN ĐƠN SẮC TỐT NHẤT

Sau khi cân nhắc các ưu nhược điểm của máy in trắng đen, bạn cũng cần xem xét đến nhu cầu ấn của mình, như là bạn có thường xuyên in hình ảnh hay các tài liệu dung lượng lớn không?

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được nhu cầu của mình đang phù hợp với máy in nào:

Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày