Tin sản phẩm

Làm sao để ước lượng tuổi thọ còn lại của SSD?

793
Hiện tại thì hầu hết các máy tính cá nhân đều đã trang bị SSD để có được tốc độ khởi động nhanh và cải thiện hiệu năng tổng thể. Khác với ổ cứng cơ truyền thống (HDD) vốn thường gặp hỏng hóc ở các linh kiện chuyển động, lỗi ma sát giữa đầu từ và phiến đĩa, SSD hoàn toàn yên lặng cũng như chống sốc rất tốt. Bù lại, SSD sẽ có tuổi thọ nhất định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng chip nhớ và tổng dung lượng ghi xóa.
Điều gì ảnh hưởng đến độ bền hay tuổi thọ của SSD?
Chu kỳ ghi (write cycle) biểu thị độ bền của SSD, do đặc điểm của loại lưu trữ thể rắn này là có số chu kỳ ghi hạn chế, sau đó lớp oxit của các cell bộ nhớ flash bắt đầu xuống cấp. Điều này không chỉ giảm tuổi thọ mà còn ảnh hưởng tới hiệu năng đọc ghi của ổ đĩa. Khi cần ghi dữ liệu mới lên SSD, phần dữ liệu hiện có cần được xóa bằng điện thay vì ghi đè, làm xuống cấp lớp oxi hóa của NAND flash memory cell, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ của chúng.

Thời gian hoạt động của SSD cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ và tỉ lệ xảy ra lỗi. Các nhà sản xuất nói rằng tuổi thọ của SSD có thể đạt đến 10 năm, nhưng thực tế mức trung bình của chúng không được như vậy. Tuy nhiên SSD vẫn ít lỗi hơn 1/4 so với ổ cứng cơ truyền thống. Ngoài ra, tổng số TB ghi theo thời gian (TBW) là hạn bảo hành cơ bản cho ổ SSD, khi vượt ngưỡng này, các cell nhớ bắt đầu xuống cấp và có thể hư hỏng bất kỳ lúc nào. Lời khuyên là nếu ổ SSD đã gần đến hay qua con số TBW mà nhà sản xuất công bố, anh em cần tìm ngay sản phẩm mới để thay thế.
Làm sao để ước lượng tuổi thọ còn lại của SSD?
Làm sao để ước lượng tuổi thọ còn lại của SSD?


Một chỉ số khác mà chúng ta thường thấy nhà sản xuất công bố là MTBF (Mean time between failures), tuy nhiên anh em đừng quá tin vào điểm này. MTBF được tính toán dựa trên số lượng mẫu thử khá nhỏ, rút ra theo phép thống kê, xác định thời gian trung bình giữa các lần hệ thống xảy ra hư hỏng. Về lý thuyết thì MTBF càng lớn cho thấy sản phẩm có độ tin cậy cao hơn. Đối với HDD, MTBF vào khoảng 500,000 giờ, tức khoảng đâu đó 57 năm; trong khi SSD có MTBF chừng 2.5 triệu giờ - một con số lý thuyết để đánh lạc hướng là chủ yếu.

Tuổi thọ trung bình của SSD là bao nhiêu?
Giả sử các ổ HDD hoạt động trong môi trường lý tưởng và loại bỏ luôn cả hao mòn vật lý theo thời gian, chúng gần như bất tử. Ngược lại cũng với điều kiện tương tự, ổ SSD vẫn có tuổi thọ nhất định do đặc trưng của kiểu lưu trữ dữ liệu bằng chip nhớ. Bản chất của các chip nhớ sẽ chịu được 1 số lượng giới hạn dung lượng dữ liệu được ghi, sau khi hết giới hạn này, các chip nhớ sẽ trở về trạng thái chỉ đọc (read only). Chính vì vậy, để có được tốc độ cao và sự thoải mái khi sử dụng, đổi lại chúng có tuổi thọ hữu hạn. Nhưng anh em cũng không cần quá lo lắng, vì hầu hết các ổ SSD đang lưu hành trên thị trường sẽ có thể phục vụ anh em trong rất nhiều năm trước khi “nghỉ hưu”.

Con số giới hạn này là khác nhau tùy theo loại chip nhớ mà người ta trang bị cho mẫu SSD đó. Về cơ bản, chip nhớ NAND Flash loại SLC (single level cell) có tốc độ tốt nhất và rất bền về chu kỳ ghi xóa (100,000 chu kỳ), đi cùng với mức giá đắt đỏ vì không gian lưu trữ thấp, thường chỉ được ứng dụng trong môi trường máy chủ hay những hệ thống quan trọng. Tiếp theo người ta có MLC (multi level cell) 10,000 chu kỳ rồi TLC (triple level cell) 3000 chu kỳ và cả QLC (quad level cell) nữa, theo thứ tự thì dung lượng lưu trữ càng tăng nhưng tuổi thọ càng thấp, đó là loại 2D NAND. Trong khoảng 10 năm qua, công nghệ 3D NAND trở nên phổ biến và là sáng tạo đáng chú ý nhất ngành lưu trữ flash, giải quyết được các vấn đề của 2D NAND.
Xét ở mức trung bình, các SSD hiện đại có tuổi thọ vào khoảng 700 TBW (TerraByte Written), phụ thuộc vào dung lượng của chính SSD đó. Mức tuổi thọ này không cố định mà thay đổi tùy nhà sản xuất, mẫu mã và các công nghệ đi kèm. Nếu biết số TBW giới hạn này và theo dõi được số TBW đã sử dụng, anh em có thể đoán chừng được tuổi thọ còn lại của SSD.

CrystalDiskInfo
Phần mềm có lẽ là rất quen thuộc với anh em sử dụng PC - CrystalDiskInfo - sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về các chỉ số của SSD trong hệ thống. Anh em ngoài theo dõi sức khỏe của ổ đĩa thì còn biết được các tính năng hỗ trợ, tổng dung lượng ghi/xóa và thời gian đã hoạt động. Đây là phần mềm miễn phí, anh em có thể tải về tại https://crystalmark.info/en/software/crystaldiskinfo/.
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày
Không tìm thấy bài viết